Tỏi đen cô đơn

400.000 

Khối lượng tịnh: 200 gam

Sản phẩm tỏi đen được làm từ những tép tỏi cô đơn được tuyển chọn kỹ càng từ nguồn tỏi thuộc vùng Phan Rang hoặc Lý Sơn- những nơi có chất lượng tỏi tốt nhất với nhiều dược tính quý, kích thước tương đối đồng đều, và được lên men với quy trình đảm bảo vệ sinh, an toàn mà vẫn giữ được những thuộc tính tốt vốn có.

Tỏi đen có thể dùng để ăn ngay, cũng có thể để ngâm rượu uống phòng bệnh, chế biến thành nước uống, cao đặc hoặc viên nang để tăng tính ứng dụng của loại thảo dược này.

Mô tả

TỎI ĐEN- THẦN DƯỢC TRONG CĂN BẾP NHÀ BẠN

Nguồn gốc

Năm 2005, người Nhật Bản lần đầu tiên giới thiệu tỏi đen như một loại “thần dược” của thời hiện đại. Từ đó cho đến nay, tỏi đen được ưa chuộng sử dụng ở khắp nơi, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc

Tại Việt Nam, tuy còn mới lạ nhưng tỏi đen đã bắt đầu được sử dụng ngày một rộng rãi và không ít người đã dùng nó như một thực phẩm, một dược liệu quý.

Công dụng

Từ xưa, dân gian đã dùng tỏi như một phương thuốc tự nhiên đơn giản mà hiệu quả chữa các bệnh thường gặp như cúm, nhiễm trùng, viêm… Đặc biệt ở Việt Nam có một loại tỏi mang tên là tỏi cô đơn (còn gọi là tỏi một nhánh), được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung (nổi tiếng có tỏi ở vùng Phan Rang, Lý Sơn), được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là loại thảo dược quý. Loại tỏi này không dễ trồng được vì nó là dạng đột biến của tỏi nhiều nhánh, cần có phương pháp riêng để trồng. Do đó, việc có được nhánh tỏi đơn này là rất quý.

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ (Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM), trong thành phần của tỏi cô đơn có rất nhiều hợp chất hữu ích như 18 loại axit amin, S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl…  Những chất này có tác dụng hỗ trợ ức chế sự hình thành khối u, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao và các bệnh về tim mạch, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bảo vệ và cải thiện chức năng gan, tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống mất ngủ kinh niên, giúp ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa…

Cách dùng

Không phải ai cũng thích loại gia vị này vì tuy tỏi cô đơn chứa nhiều dược chất tốt nhưng lại có cay nồng, dùng lâu khiến hơi thở có mùi khó chịu. Để khắc phục nhược điểm trên, ta sẽ khử mùi nhưng vẫn giữ những dược chất tốt của tỏi bằng cách lên men tự nhiên để tạo ra tỏi đen mà không cần sử dụng chất phụ gia.

Sở dĩ tỏi sau khi lên men chuyển sang màu đen là do sự trao đổi chất trong quá trình lên men khép kín tạo ra các axit amin và melanoidin làm tỏi chuyển hóa thành màu đen. Đổi lại, củ tỏi sau khi lên men sẽ bớt đi mùi hăng và vị cay, hương vị dễ chịu và hấp dẫn hơn với một chút đắng, chút ngọt và dẻo gần giống hương vị của trái cây sấy khô. Hơn nữa, quá trình lên men không làm mất thành phần dược lý của tỏi mà còn tăng sinh các hợp chất này với hàm lượng cao gấp từ 10 lần so với tỏi tươi.

Tỏi đen được chế biến bằng cách cho “lên men” toàn bộ củ tỏi tươi trong một môi trường được kiểm soát chặt chẽ bởi nhiệt độ và độ ẩm. Sau khi ra khỏi nhiệt, các củ tỏi này còn phải được để oxy hóa tiếp trong một căn phòng sạch sẽ thêm 45 ngày. Quá trình kéo dài này làm cho tép tỏi chuyển sang màu đen và tạo ra hương vị ngọt ngào.

Tỏi đen có thể dùng để ăn ngay, cũng có thể để ngâm rượu uống phòng bệnh. Ngoài ra, tỏi đen còn được chế biến thành nước uống, cao đặc hoặc viên nang để tăng tính ứng dụng của loại thảo dược này.

Rượu tỏi

Tỏi khô đem bóc vỏ, thái nhỏ 40g cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40-45 đọ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu vàng nghệ và uống được.